Trong suốt sự nghiệp của mình, khán giả yêu mến dòng nhạc trữ tình, dân ca, không thể quên những ca khúc như “Bông điên điển”, “Phải lòng con gái Bến Tre”… từng làm nên tên tuổi của cố ca sĩ Phi Nhung.
Phi Nhung bắt đầu được khán giả biết đến và yêu mến với loạt ca khúc trữ tình, dân ca. Năm 1998, Phi Nhung là nữ ca sĩ ra nhiều album nhất và doanh số bán chạy thuộc hàng kỷ lục nên người trong giới và khán giả đặt cho nghệ danh ”Nữ hoàng băng đĩa”.
Từ năm 2002, Phi Nhung chính thức trở về biểu diễn tại Việt Nam và trở thành ca sĩ độc quyền của trung tâm băng nhạc Rạng Đông vào năm 2005.
Ngoài ca hát, Phi Nhung còn tham gia nhiều lĩnh vực khác như diễn viên truyền hình, diễn viên điện ảnh, nghệ sĩ cải lương, nghệ sĩ kịch nói, nghệ sĩ hài, MC.
Những bài hát gắn liền với tên tuổi của cố ca sĩ phải kể đến như:
Trách ai vô tình
Đây là sáng tác của nhạc sĩ Nhật Ngân. Ca khúc nổi tiếng qua giọng hát ngọt ngào, sâu lắng của Phi Nhung.
Bài hát phản ánh câu chuyện “có mới nới cũ, tham phú phụ bần” trong tình yêu lứa đôi. Từng câu từng chữ trong bài hát là mỗi mảnh tình được ghép lại thành một lời “trách” trong sự nghẹn ngào không nguôi.
Bậu ơi đừng khóc
Đây là một sáng tác của nhạc sĩ Hamlet Trương và được Phi Nhung hát năm 2021. Ca khúc là một trong những bài hát hay nhất của Phi Nhung kể về tâm tình một bà bầu gánh hát nói với những đứa em trong đoàn của mình. Lời bài hát với giai điệu buồn man mác, dễ đi vào lòng người.
Căn nhà màu tím
Đây là sáng tác của nhạc sĩ Hoài Linh, Loan Thảo được Phi Nhung và Mạnh Quỳnh thể hiện.
Bài hát “Căn nhà màu tím” là hồi ức của nhạc sĩ Hoài Linh. Ca khúc được sáng tác để nhắc nhớ về căn nhà màu tím cũ, nơi ghi dấu kỷ niệm thuở “đang trộm nhìn” của nhạc sĩ Hoài Linh với người vợ đầu ấp tay gối.
Chiều qua phà Hậu Giang
Đây là sáng tác của Trịnh Lâm Ngân. Bài hát được biết trong một lần về miền Tây, nhạc sĩ Nhật Ngân gặp một người bạn cũ đi đàn dạo kiếm sống.
Ca khúc càng trở nên sâu lắng, da diết qua giọng ca chân chất, đầy xúc động của Phi Nhung.
Phải lòng con gái Bến Tre
Đây là sáng tác của Phan Ni Tấn. Ca khúc mang tới giai điệu ngọt ngào, nói lên vẻ đẹp của Bến Tre cũng như vẻ đẹp của người con gái Bến Tre. Ca khúc có nhắc tới nhiều địa danh nổi tiếng của Bến Tre.
Giai điệu bài hát cùng giọng hát của Phi Nhung hòa quyện với nhau mang tới cho khán giả nghe nhạc một bài hát hay mang đậm chất quê hương miền Tây.
Bông điên điển
Đây là sáng tác của Hà Phương. Ca khúc được xem là một trong những bài hát hay nhất được Phi Nhung thể hiện. Qua những lời ca, Phi Nhung như thấu hiểu giùm cảm giác nhớ nhung, nỗi lòng muốn về thăm cha mẹ, thăm quê nhưng bị ngăn cách.
Chiều lên bản thượng
Đây là sáng tác của Lê Dinh. Ca khúc được Phi Nhung thể hiện vào năm 2003. Bài hát vang lên luôn làm cho người nghe gác lại bộn bề cuộc sống và đắm chìm trong không cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Sầu tím thiệp hồng
Đây là sáng tác của nhạc sĩ Minh Kỳ và Hoài Linh. Bài hát nói về của một chàng trai yêu thầm nhưng chưa dám mở lời với một tâm trạng lưu luyến, buồn thương. Và thế là cô gái đi lấy chồng… Qua giọng hát của Phi Nhung, ca khúc ngày càng được khán giả yêu mến.
Ngoài những ca khúc nổi bật ở trên còn có rất nhiều bài hát được nữ ca sĩ Phi Nhung thể hiện theo năm tháng như:
1. Nhớ mẹ mồ côi
2. Còn thương ra đắng mọc sau hè
3. Những đồi hoa sim
4. Lối lầm
5. Trái mồng tơi
6. Lối về xóm nhỏ
7. Cô thắm về làng
8. Tình cờ
9. Em biết em đi chẳng trở về
10. Ru em
11. Thương mối tình đầu
12. Dấu chân kỷ niệm
13. Dù anh nghèo
14. Chuyện buồn tình yêu
15. Khóc thầm
16. Mộng ảo
17. Nếu chúng mình cách trở
18. Tâm sự đời tôi
19. Phận tơ tằm
20. Ngày buồn
21. Duyên quê
22. Chuyện tình quán bên hồ
23. Định mệnh
24. Đám cưới nghèo
25 Thương em lý miệt vườn
26. Lý con sáo Bạc Liêu
27. Tân cổ
28. Người mang tâm sự
29. Đường tình đôi ngả
30. Nỗi buồn chim sáo
31. Màu hoa bí
32. Đất khách quê người
33. Liên khúc mẹ
34. Nỗi buồn của mẹ
35. Lẻ loi
36. Đôi mắt người xưa
37. Nhớ em lý bông mai
38. Hoa trinh nữ
39. Khổ tâm
40. Đường về hai thôn
41. Đất Phương Nam
42. Thiệp hồng viết tên anh
43. Tình đẹp mùa chôm chôm
44. Hình bóng quê nhà
45. Chị tôi
46. Dạ cổ hoài lang