Cơn bão Cytokine là gì? Dấu hiệu, độ nguy hiểm và cách điều trị

Cơn bão Cytokine là gì? Dấu hiệu, độ nguy hiểm và cách điều trị

Cơn bão Cytokine là gì, nó nguy hiểm như thế nào mà có thể khiến cho những người mắc bệnh Covid-19 trỏ nặng, gặp biến chứng nguy hiểm.

Cơn bão Cytokine là gì?

Cơn bão Cytokine là gì? Là thuật ngữ mô tả hiện tượng tăng đột ngột một lượng lớn các Cytokine (dịch sang tiếng Việt là các tế bào) được tiết ra từ các tế bào thuộc hệ thống miễn dịch. Bị kích thích bởi nhiều yếu tố, tác nhân khác nhau, đặc biệt là nhiễm trùng và phản ứng cơ thể chống lại virus.

Thuốc đặc trị bão Cytokine cho bệnh nhân mắc Covid-19
Cơn bão Cytokine là gì

Cyto là một từ gốc Hy Lạp, có nghĩa là tế bào, dùng trong các từ ghép để chỉ về tế bào, ví dụ như cytoplasma là tế bào chất, cytology là tế bào học.

Bản chất Cytokine không phải là kháng thể hay Hormon, nhưng là các chất có hoạt tính sinh học rất mạnh, có tác dụng tại chỗ, nên còn gọi một cách không chính thức là các “hormon tế bào”.

Dấu hiệu mắc cơn bão Cytokine là gì?

Lúc này người bệnh khó thở rất nặng, môi và đầu ngón chân ngón tay tím tái, người bệnh rất mệt há mồm ra thở, nhịp thở trên 30 lần/phút, nặng nữa thì lú lẫn hôn mê. Đo bão hoà oxy máu thấy xuống thấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ tử vong. Xét nghiệm có tăng cytokine và D-dimer. Tuy nhiên xét nghiệm các cytokine rất ít bệnh viện làm được, hầu như chỉ làm được D – dimer, phản ánh tình trạng tắc mạch phổi. Dễ thực hiện nhất và cũng rất có giá trị là chụp x-quang phổi. Trên phim x-quang người ta thấy hình ảnh hai lá phổi trắng xóa.

Điều trị người mắc Cytokine thế nào?

Với lá phổi bị cơn bão cytokine tàn phá như vậy thì thở oxy, kể cả thở oxy dòng cao hay thở máy cũng không hấp thu oxy được. Người bệnh sẽ tử vong nhanh chóng. Vì vậy chúng ta mới thấy nhiều người mặc dù được thở oxy dòng cao đến 60 lít/phút hoặc thở máy vẫn chết.

Cách duy nhất có thể cứu được bệnh nhân lúc này là chạy tim phổi nhân tạo ECMO, và lọc hấp phụ cytokine, đợi cho cơn bão cytokine qua đi và phổi bệnh nhân dần hồi phục. Chúng ta đã cứu được bệnh nhân phi công người Scotland năm ngoái là bằng cách này. Nhưng hiện nay, số lượng máy ECMO rất hạn chế, nếu hàng nghìn người bệnh COVID-19 cùng bị nguy kịch một lúc  thì việc chạy ECMO để cứu bệnh nhân là rất khó thực hiện. 

Tác động của cơn bão Cytokine tới sức khỏe con người

Bão Cytokine là gì?
Cơn bão Cytokine tàn phá sức khỏe con người cực nguy hiểm

Khi virus xâm nhập cơ thể, tế bào Lympho T sẽ nhận diện virus và tiết ra các cytokine để kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động. Tế bào lympho B sản xuất kháng thể còn lympho T tăng sinh để bắt giữ virus trực tiếp. Các bạch cầu được thu hút đến nơi có virus, mạch máu được mở rộng để chuyên chở vật chất kháng virus đến. Tất cả các hoạt động này diễn ra được đều do vai trò của cytokin.

Sức đề kháng của cơ thể lớn dần đồng thời virus cũng bị ức chế dần. Sau khoảng 7 – 10 ngày bệnh nhân có thể loại bỏ virus hoàn toàn ra khỏi cơ thể và khỏi bệnh. Khoảng 80% bệnh nhân có thể khỏi bệnh theo cách này sau vài ngày sốt, đau họng. Tuy nhiên nhiều trong số 20% bệnh nhân còn lại có thể bị trở nặng và xảy ra cơn bão Cytokine.

Ảnh hưởng của cơn bão Cytokine với phổi trong Covid-19

Trong phản ứng miễn dịch, cơn bão Cytokine bắt đầu từ các phản ứng viêm tại các vị trí tổn thương rồi lan ra toàn bộ cơ thể thông qua hệ tuần hoàn.

Bão Cytokine trong viêm phổi cấp bắt đầu từ các vị trí niêm mạc ở các phế nang, kích hoạt quá trình miễn dịch và thu hút các tế bào trong hệ miễn dịch tại vị trí niêm mạc tiết ra Cytokine để kháng virus.

Phổi là cơ quan trao đổi khí của toàn bộ cơ thể, hệ thống mạch máu và mao mạch chằng chịt cộng thêm mạch lưới bạch huyết phức tạp dẫn đến việc phát tán Cytokine vào máu nhanh chóng. Ở đây diễn ra quá trình pha loãng các Cytokine tại các phế nang do máu mang đi đến các vị trí khác trong cơ thể, kích hoạt các tế bào bạch cầu tiết ra cytokine nhiều hơn và gây ra phản ứng miễn dịch hệ thống nếu không thể kiểm soát được tác nhân gây viêm.

Với các trường hợp viêm phổi cấp kích ứng do virus SARS-CoV gây ra dẫn đến kích hoạt bão Cytokine, làm phát tán các hoạt chất này ra hệ tuần hoàn và dẫn đến tình trạng bệnh nhân trở nên nguy kịch hơn.

Đối tượng nào dễ mắc phải Cytokine

Cách đây không lâu, TP.HCM đã tiếp nhận và điều trị cho phi công người Anh – “bệnh nhân 91”, trải qua 90 ngày điều trị, bệnh nhân có xảy ra hiện tượng cơ thể phản ứng quá mức với COVID-19, tạo ra “cơn bão cytokine”, tấn công cả tế bào lành. Đây là ca nặng nhất tại Việt Nam trong đợt dịch đầu tiên.

Ông Đỗ Ngọc Sơn, phó giám đốc Trung tâm cấp cứu, phụ trách điều trị tại Trung tâm hồi sức Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trong đợt dịch lần này, rất nhiều bệnh nhân trẻ tuổi mắc phải hội chứng “cơn bão cytokine”. Nhóm tuổi dễ xảy ra hiện tượng cơn bão dao động từ 17 – 40.

Cơn bão Cytokin trong COVID-19 - Ảnh 1.
Bệnh nhân được điều trị do bị Cytokine tấn công

“Cơn bão cytokine ở bệnh nhân COVID-19 có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở người trẻ, những người có đáp ứng miễn dịch rất mạnh. Ở những người lớn tuổi, có thể xảy ra nhưng mức độ nhẹ hơn”, ông Sơn cho hay.

Ông Tô Lê Hưng, phó giám đốc Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi, cho biết giai đoạn cao điểm cuối tháng 7, đầu tháng 8 hầu như ngày nào bệnh viện cũng có bệnh nhân vào “cơn bão cytokine”, có thời điểm lên đến gần 30 ca. Trung bình khi bệnh nhân rơi vào cơn bão, chỉ cần khoảng 1 ngày là sẽ diễn tiến đến nguy kịch, có nguy cơ tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

“Cơn bão cytokine” xảy ra ở những người trẻ là chủ yếu do hệ miễn dịch mạnh, đối với bệnh nhân mắc cơn bão sẽ suy hô hấp rất nhanh. Trung bình chỉ cần nửa ngày đến 1 ngày bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong.

Hiện nay có 2 phương pháp để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 có xảy ra “cơn bão cytokine” đó là dùng thuốc kháng viêm, ức chế miễn dịch và lọc máu liên tục cần đến nhân sự, máy móc, chi phí rất cao…

“Trong đợt dịch lần thứ 4 này, với biến thể Delta, nhiều bệnh nhân trẻ tuổi, thậm chí là những trẻ em từ 15 – 16 tuổi mắc hội chứng cơn bão cytokine phải lọc máu liên tục, hỗ trợ hô hấp để giành lại sự sống”, bác sĩ Hưng cho hay.

Bệnh nhân đã tiêm ngừa vắc xin thì tỉ lệ diễn tiến nặng giảm đi rõ rệt, số lượng gặp “cơn bão cytokine” cũng ít hơn.

Tại Việt Nam, phi công người Anh cũng từng bị “cơn bão Cytokine” tấn công nhưng may mắn là sau quá trình điều trị, nam phi công đã được cứu sống, xuất viện về nước.

Trên dây là những thông tin cần thiết nhất xoay quanh cơn bão Cytokine là gì, những ai dễ mắc, mức độ nguy hiểm và điều trị ra sao. Rất mong sẽ cung cấp thêm cho các bạn những kiến thức bổ ích trong thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát dữ dội.