Phan Sào Nam là ai?

Phan Sào Nam là ai?

Phan Sào Nam được biết đến và nổi tiếng từ vụ triệt phá đường dây đánh bạc nghìn tỷ qua mạng. Vậy Phan Sào Nam là ai? Dưới đây là tiểu sử của nhân vật này.

Phan Sào Nam là ai?

Phan Sào Nam sinh năm 1979 tại Hà Nội, là một doanh nhân trẻ năng động, tài năng, chuyên về game online. Nam tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị kinh doanh trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Sau đó, ông du học tại Hàn Quốc, theo ngành Kinh doanh công nghệ trường ĐH Thông tin liên lạc Hàn Quốc, tốt nghiệp bằng Thạc sĩ.

Phan Sào Nam

Sau khi trở về Việt Nam, Phan Sào Nam từng trúng tuyển vị trí Phó giám đốc Trung tâm Internet FPT TP.HCM, tiền thân của FPT Telecom hiện nay. Tuy nhiên, thời điểm đó do FPT đang tái cấu trúc nên Nam chưa được nhận vào làm. Sau đó, Nam đã về làm việc tại VASC.

Năm 2006, lãnh đạo VTC quyết định đầu tư vào lĩnh vực nội dung số. Phan Sào Nam khi đó mới 26 tuổi, được bổ nhiệm làm Phó giám đốc VTC Intecom. Đến năm 2008, Nam cùng đồng nghiệp đã lập nên VTC Online. Ông lần lượt giữ các chức vụ Giám đốc VTC Online (2008-2009), Phó chủ tịch kiêm Giám đốc VTC Online (2009-2011), Chủ tịch HĐQT VTC Online, Chủ tịch kiêm Giám đốc VTC HCM.

Vào thời điểm đó, VTC Online là công ty đứng đầu về công nghệ số. Trong 3 năm đầu, lợi nhuận lên đến 300%. Năm 2012, Phan Sào Nam cũng chính là nhân vật đã đàm phán với Quỹ đầu tư DWS Việt Nam rót vốn 10 triệu USD cho VTC Online chỉ trong một lần. Khoản đầu tư này giúp VTC Online trở thành một trong những công ty công nghệ đa phương tiện lớn. Tuy nhiên, sau 3 năm, giá trị khoản đầu tư này đã giảm xuống tận 80%. Vì doanh thu công ty bắt đầu sụt giảm.

Phan Sào Nam

Ngoài VTC Online, Phan Sào Nam còn là chủ tịch hội đồng quản trị công ty TNHH MTV truyền thông đa phương tiện VTC HCM. Thành lập từ năm 2011, đến nay thì công ty VTC HCM đã ngừng hoạt động. Nam cũng chính là “cha đẻ” của cuộc thi Miss Teen đình đám một thời, đồng thời còn là chuyên gia ý tưởng của Mạng Việt Nam go.vn…

Đường dây đánh bạc nghìn tỷ Rikvip do Phan Sào Nam điều hành

Đường dây đánh bạc Rikvip còn gọi là Vụ án Tip.Club, là vụ án tổ chức đánh bạc núp dưới game bài đổi thưởng, thông qua các hợp đồng chấp nhận thanh toán cho game bài RikVip và Tip.Club. Theo điều tra, số tiền trong vụ án này lên tới 10 – 15 nghìn tỷ đồng.

Cũng trong vụ trên, có tổng cộng hơn 90 người đã phải ra hầu tòa ngày 12/11/2018, trong đó có 2 tướng công an là Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa.

Quá trình phạm tội của Phan Sào Nam và các đồng phạm:

  • Ngày 30/9/2011, Nguyễn Văn Dương thành lập Công ty TNHH Đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC).
  • Ngày 10/10/2011, Nguyễn Văn Dương và Nguyễn Thanh Hóa ký bản ghi nhớ về hợp tác kinh doanh giữa CNC và C50 của Bộ Công an. Theo đó, CNC hưởng 80% lợi nhuận, C50 hưởng 20% lợi nhuận.
  • Giữa năm 2015: Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam (nguyên chủ tịch HĐQT VTC Online) tung ra cổng game Rikvip/Tip.club, đã thu hút được 43.000 người tham gia đánh bạc.
  • Ngày 20/5/2016, Phan Văn Vĩnh ký công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị cấp phép cho CNC, hợp thức hóa cổng game Rikvip và 23zdo.
  • Ngày 11/3/2018, Nguyễn Thanh Hóa bị khởi tố, bắt tạm giam và bị tước danh hiệu Công an Nhân dân.
  • Ngày 5/4/2018, Phan Văn Vĩnh bị khởi tố, bắt tạm giam bốn tháng và tước danh hiệu Công an Nhân dân.
  • Ngày 9/4/2018: Giám đốc điều hành Châu Nguyên Anh và Giám đốc Kinh doanh Phạm Quang Vinh của Công ty cổ phần Thanh toán điện tử VNPT Epay bị bắt và khởi tố liên quan đến cung cấp dịch vụ thanh toán và hưởng lợi từ đường dây đánh bạc.
  • Ngày 31/8/2018: Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Thọ hoàn thành cáo trạng truy tố Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa, cùng 90 bị can khác.

Các cá nhân chủ chốt trong vụ án Phan Sào Nam

  • Nguyễn Văn Dương: Chủ tịch HĐQT Công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC). Nguyễn Văn Dương là chồng của Phạm Thị Phương Minh, con gái của cựu Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị.

Kiểm sát viên đánh giá Nguyễn Văn Dương là người cầm đầu nhóm tổ chức đánh bạc và trực tiếp chỉ huy nhóm làm việc tại CNC. Thông qua hành vi tổ chức đánh bạc, Dương đã thu lợi bất chính 1.655 tỷ đồng. Để che giấu nguồn tiền phi pháp, Dương đã rửa tiền với tổng số tiền 329 tỷ đồng.

Đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên Nguyễn Văn Dương 8-9 năm tù về tội Tổ chức đánh bạc, 3-4 năm tù về tội Rửa tiền. Tổng hình phạt VKS đề nghị tuyên phạt Nguyễn Văn Dương là 11-13 năm tù.

  • Phan Sào Nam: Cựu Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty cổ phần VTC online.
  • Phan Văn Vĩnh: Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an (Việt Nam) (Tổng cục II), Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương Việt Nam.

Phan Văn Vĩnh bị tuyên phạt 9 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” ngày 30/11.

  • Nguyễn Thanh Hóa: Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an Việt Nam.

Ngày 30/11/2018, Nguyễn Thanh Hóa bị Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ tuyên án (sơ thẩm) phạt 10 năm tù và 100 triệu đồng với tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” sau 13 ngày xét xử sơ thẩm công khai và 5 ngày nghị án.

  • Châu Nguyên Anh: Giám đốc điều hành VNPT EPAY.
  • Phạm Quang Minh: Giám đốc kinh doanh VNPT EPAY.

Phan Sào Nam đi tù bao lâu?

Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương là hai người điều hành đường dây đánh bạc nghìn tỷ. Trong vụ án này, Phan Sào Nam được hưởng lợi hàng nghìn tỷ đồng. Khi đường dây bị sập thì Nam cùng một số người khác trốn ra nước ngoài. Sau hơn 2 tháng truy nã, đến ngày10/2017, Phan Sào Nam quyết định quay về đầu thú.

Trong quá trình điều tra, Phan Sào Nam luôn hợp tác cũng như đưa ra những bằng chứng trong quá trình phạm tội. Tại phiên tòa, Phan Sào Nam bị tuyên án 5 năm tù. Về 2 tội: Tổ chức đánh bạc và rửa tiền. Bị cáo không chống án.

Phan Sào Nam bị tuyên án 5 năm tù về tội tổ chức đánh bạc và rửa tiền
Phan Sào Nam bị tuyên án 5 năm tù về tội tổ chức đánh bạc và rửa tiền

Phan Sào Nam có được ra tù trước thời hạn không?

Theo Báo Người Lao Động đã thông tin, tháng 4/2021, VKSND Cấp cao tại Hà Nội đã ra kháng nghị về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù số 587 ngày 29-4-2020 và Quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù số 80 ngày 4/2/2021 của Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Ninh đã giảm 19 tháng tù cho phạm nhân Phan Sào Nam và cho rằng không có căn cứ pháp luật.

Theo kháng nghị, Phan Sào Nam, bị tuyên 5 năm tù trong đường dây đánh bạc hàng chục ngàn tỉ, ngoài điều kiện đã chấp hành được 1/3 thời hạn phạt tù và phải có ít nhất 6 tháng hoặc 2 quý liền kề thời điểm xét giảm, được xếp loại khá trở lên. Phan Sào Nam mới được xếp loại khá vào quý III/2019, còn quý IV/2019 xếp loại trung bình. Ngoài ra, phạm nhân Nam không có “lập công” để được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

Phan Sào Nam nộp số tiền hơn 2,6 triệu USD sau khi được tha tù

Ngày 11/9/2021, nguồn tin của Báo Tiền Phong cho biết, Phan Sào Nam tiếp tục nộp khắc phục số tiền 2,65 triệu USD từ một ngân hàng ở Singapore, sau khi được tha tù trước thời hạn.

Cụ thể, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận 2,65 triệu USD và hơn 126.000 đô la Singapore tiền thi hành án của Phan Sào Nam, người đã bị kết án 5 năm tù giam về các tội “Tổ chức đánh bạc” và “Rửa tiền” liên quan đến đường dây đánh bạc quy mô lớn qua game bài Rikvip/Tip.club.

Thông tin này cũng được Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp xác nhận, số tiền nêu trên của Phan Sào Nam đã được chuyển vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự Phú Thọ từ ngày 9/9/2021.