Cách nuôi vịt con làm thú cưng tại nhà

Cách nuôi vịt con làm thú cưng tại nhà

Nuôi vịt con từ lúc mới nở đến khi ăn thóc thành thạo (thuộc thóc) gọi là “gột vịt”. Ở miền Nam gột vịt còn được goi là “Úm vịt con”. Thời gian gột vịt con thường kéo dài đến 21, 25 hoặc 30 ngày tuổi, tùy theo giống vịt, tùy mùa vụ, và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc. Trong bài viết này, baocongdong sẽ hướng dẫn các bạn cách nuôi vịt con làm thú cưng từ 1 – 4 tuần tuổi.

Công tác chuẩn bị trước khi nuôi vịt con

Trong cách chăm sóc vịt con mới nở không bị chết, vịt lớn nhanh, công tác chuẩn bị là rất quan trọng. Vịt con nở nở thân nhiệt còn rất yếu, thân nhiệt thấp, hệ tiêu hóa và các bộ phận khác của cơ thể chưa phát triển toàn diện, chưa có khả năng tự vệ, tìm kiếm thức ăn… chính vì vậy cần tiến hành đúng cách úm vịt con, tạo môi trường lý tưởng nhất cho vịt phát triển khỏe mạnh.

– Chuẩn bị chuồng nuôi:

Chuồng nuôi vịt con cần tách riêng với chuồng nuôi vịt trưởng thành (nếu có). Bà con có thể làm hộp úm vịt con hoặc làm lồng úm công nghiệp.

Hộp úm vịt con:

  • Sử dụng hộp bìa cát-tông hoặc hộp nhựa có tính cách nhiệt tốt.
  • Dùng dăm bào hoặc khăn để lót bên dưới đáy hộp.
  • Bố trí đèn sưởi ấm cho vịt con.
  • Sử dụng bóng đèn 100W đặt phía trên hộp, đảm bảo bóng đèn ở độ cao thích hợp không quá gần hay quá xa đàn vịt con nếu không sẽ khiến chúng bị bỏng. 

Tuy nhiên cách này chỉ phù hợp với chăn nuôi nhỏ lẻ tầm vài chục con vịt con. Nếu nuôi theo hướng công nghiệp cần làm chuồng úm vịt con.

Chuồng úm vịt con theo hướng công nghiệp:

Xây chuồng theo kiểu chuồng mở bằng gạch và bê tông cốt thép. Kích thước chiều rộng 6m, dài 12m có thể nuôi được khoảng từ 1.500 – 2.000 con trong 2 tuần đầu tiên.

Tường phía ngoài chỉ nên cao 1m, còn phần trên sử dụng lưới B40 để quây tạo sự thông thoáng. Mùa lạnh nên sử dụng bạt quây xung quanh chuồng.

Chiều cao từ nền đến trần nhà tối thiểu 3,5m. Nền được láng bê tông hoặc lát gạch đỏ. Mái lợp bằng tôn hoặc ngói xi măng nhưng cần đảm bảo an toàn, thoáng mát.

Bên trong chuồng đặt lồng úm vịt con. Kích thước khoảng 2 x 1 x 0,5m.  Vật liệu làm lồng úm có thể là tre, gỗ hoặc lưới sắt có mắt lưới từ 1cm2 trở lên.

Trong chuồng và lồng úm cần rải lớp lót độn chuồng bằng mùn cưa, vỏ trấu… để giữ ẩm, đảm bảo lồng khô thoáng, không bị ẩm ướt. Chất độn cần được phơi khô, khử trùng bằng formol và thuốc tím với liều lượng lần lượt: 36g – 18g hòa với 100 lít nước.

Ngoài ra bà con cần bố trí máng ăn, máng uống thuận tiện cho đàn vịt con. Ngoài lồng úm, nên thiết kế sân chơi cho vịt con bằng với kích thước chuồng. Trong sân đổ cát, độ dốc 1% để không đọng nước.

Trước khi thả chất độn chuồng và vịt con, người nuôi nên rửa sạch nền, tường, tẩy trùng bằng vôi bột hoặc xông formol, thuốc tím. Đồng thời dọn dẹp xung quanh chuồng, đề phòng chim chóc, rắn, chuột…

Nồng độ khí động trong chuồng nuôi vịt con phải thấp dưới mức quy định, nếu không tỉ lệ chết rất cao:

Khí độcNồng độ trong không khí chuồng nuôi
H2S<7ppm
NH3<4ppm
CO2<2500ppm
Bảng nồng độ khí trong chuồng cho vịt con

– Mật độ nuôi vịt con:

Cách úm vịt con để vịt không bị chết, bệnh, bà còn nên duy trì mật độ thích hợp.

  • Tuần thứ nhất: 28 – 32 con/m2
  • Tuần thứ hai: 26 – 28 con/m2
  • Tuần thứ ba: 15 – 18 con/m2
  • Tuần thứ tư + năm: 8 – 10 con/2

– Nhiệt độ chuồng nuôi:

Dùng bóng đèn thắp sáng trong lồng úm vịt con để duy trì nhiệt độ ấm áp, đặc biệt là vào mùa đông. Nhiệt độ trong lồng nuôi thay đổi theo ngày tuổi của vịt, cụ thể:

Ngày tuổiNhiệt độ (độ C)
1 – 328 – 30
427
526
625
724
823
922
Từ ngày 10 trở đi18 – 22
bảng nhiệt độ cho vịt theo ngày tuổi

Mùa hè, thời gian sưởi ấm trong ngày sẽ ngắn hơn. Mùa đông kéo dài thời gian và chú ý tăng nhiệt độ. 

– Độ ẩm không khí:

Độ ẩm thích hợp là từ 60 – 70%. Nuôi vịt con vào mùa mưa cần lưu ý, lúc này độ ẩm không khí có thể lên đến 80 – 90%, bà con cần thay chất độn chuồng,  giữ lồng úm khô ráo, thoáng mát tránh để vịt bị nhiễm bệnh. 

– Chế độ chiếu sáng:

Thời gian chiếu sáng mỗi ngày:

  • Vịt con từ 1 – 2 tuần tuổi: yêu cầu chiếu sáng 24/24 giờ để kích thích chúng ăn nhiều, mau lớn, hoàn thiện hệ tiêu hóa.
  • Vịt con từ 3 – 4 tuần tuổi: yêu cầu chiếu sáng 16 – 18 giờ để chúng có thời gian nghỉ ngơi.
  • Vịt con từ 4 tuần tuổi trở đi: Sử dụng ánh sáng tự nhiên. 

Cường độ ánh sáng cũng cần thay đổi phù hợp với kích thước của cơ thể:

  • 1 – 10 ngày tuổi: yêu cầu cường độ 3W/m2 (tương đương bóng đèn 75W cho 25m2)
  • 11 – 56 ngày tuổi: ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên, ban đêm chiếu 1 bóng đèn 75W cho 25m2

Cung cấp nước uống

Cần cung cấp đầy đủ nước cho đàn vịt con. Nguồn nước uống sạch sẽ, không nhiễm độc, không bẩn. Nước uống không được lạnh dưới 12 độ C và nóng trên 30 độ C. Thời gian đầu nên hóa thêm vitamin vào nước cho vịt con.

Trong 7 ngày đầu nuôi dưỡng, bà con nên sử dụng máng chụp tự động cho vịt uống nước để nước không bị tràn ra chuồng nuôi. Trung bình cứ 100 con vịt con dùng 1 máng chụp có kích thước đường kính 300mm, cao 300mm, hoặc dùng loại đường kính 250mm, cao 350mm.Cách nuôi vịt con: Cho vịt con uống nước đầy đủ

Cho vịt con uống nước đầy đủ

Vịt từ 28 – 56 ngày có thể sùng máng máng uống, trung bình 16mm/con.Thay nước 2 – 3 lần trong ngày vào sáng sớm, đầu giờ chiều và buổi tối. Nhu cầu nước của vịt con như sau:

Ngày tuổi Nhu cầu nước (ml/con/ngày đêm)
1 – 7120
8 – 14250
15 – 21350
22 – 56450 – 500
Bảng nhu cầu nước cho vịt theo ngày tuổi

Thức ăn và nuôi dưỡng

– Giai đoạn 1 – 3 ngày tuổi:

Nguồn thức ăn của vịt con trong giai đoạn này chủ yếu là cơm và ngô đập vỡ mảnh nấu chín. Sử dụng khoảng 4kg gạo nấu cơm cho 100 con vịt con.

Bà con cũng có thể sử dụng cám từ các loại hạt ngũ cốc như thóc, ngô, đậu tương kết hợp với vitamin, khoáng chất, bột cá… để nấu chín cho vịt ăn hoặc dùng máy ép cám viên để ép thành cám giàu dinh dưỡng. Cho chúng ăn từ 4 – 5 bữa/ngày.

Tuy nhiên cám viên tự chế cần đảm bảo:

  • Hàm lượng protein thô từ 20 – 22%
  • Năng lượng trao đổi 2.800 – 2.900 Kcal

Mời bà con tham khảo video máy ép cám viên 3A11Kw

– Giai đoạn 4 – 10 ngày tuổi:

Ngoài cơm nấu với gạo tấm, cám viên tự ép, bà con có thể cho vịt con làm quen với các loại thức ăn tanh như tôm tép, cua ốc… nhưng cần nghiền nhỏ bằng máy nghiền cua ốc, sau đó nấu chín. Kết hợp sử dụng rau bèo, bắp cải, rau diếp, bèo tấm, bèo dâu thái nhỏ cho ăn 4 bữa một ngày.

Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn cần đảm bảo:

  • Hàm lượng protein thô: 19 – 20%.
  • Năng lượng trao đổi: 2.800 – 2.900 kcal. 

– Giai đoạn 11 – 20 ngày tuổi:

Cách nuôi vịt con: Thức ăn cho vịt con

Thức ăn cho vịt con

Tiếp tục cho ăn gạo tấm, các loại rau, cua ốc, tôm tép, cá tạp (chế biến như ở trên) nhưng tăng 1/3 lượng thức ăn trong ngày để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng để nuôi vịt con nhanh lớn.

Đến ngày thứ 17 có thể tập cho vịt con ăn 1/4 thóc bung (hạt thóc đem luộc cho nứt vỏ), tăng 1/3 rồi tăng 1/2 trong các ngày tiếp theo.

Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn cần đảm bảo:

  • Hàm lượng protein thô: 19 – 20%
  • Năng lượng trao đổi: 2.800 – 2.900 kcal

– Giai đoạn từ 21 – 56 ngày tuổi:

Tiếp tục duy trì thức ăn như ở trên. Đến ngày thứ 24 thì trộn hạt thóc sống với thóc bung cho vịt con tập ăn. Tăng dần lượng thóc sống theo các ngày. Từ ngày 26 – 30, cho vịt con ăn hoàn toàn hạt thóc sống cùng với cám viên tự ép, thức ăn từ tôm, cua, ốc nghiền nhuyễn.

Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn cần đảm bảo:

  • Hàm lượng protein thô: 19 – 20%
  • Năng lượng trao đổi: 2.800 – 2.900 kcal

Lưu ý:

Đối với đàn vịt con do sức đề kháng kém nên người nuôi không nên dùng khô dầu lạc, đây là nguyên liệu có nguy cơ nhiễm nấm mốc gây sản sinh độc tố aflatoxin cực kỳ nguy hiểm.

Trong các loại thức ăn từ hạt ngũ cốc thì thóc, gạo và cám là thức ăn an toàn hơn cả. Bà con cũng nên hạn chế cho vịt con ăn nhiều ngô vì trong ngô cũng có nguy cơ nhiễm nấm mốc gây sản sinh độc tố aflatoxin cao.

Bà con có thể tham khảo khẩu phần thức ăn cho các giống vịt trong giai đoạn nuôi úm như sau:

Ngày tuổiLượng thức ăn (gr/con/ngày)Ngày tuổiLượng thức ăn (gr/con/ngày)
13.51242.0
27.01345.5
310.51449.0
414.015 52.5
517.51656.0
621.01759.5
724.51862.0
828.01966.5
934.52070.0
1035.02173.5
1138.5  
Bảng khẩu phần thức ăn cho vịt theo ngày tuổi

Chăm sóc và quản lý

– Kỹ thuật cho vịt ăn:

Trước khi cho vịt ăn phải dọn dẹp sạch sẽ nơi ăn. Không sử dụng thức ăn ôi thiu, ẩm mốc.

Chỗ ăn cho vịt con phải đảm bảo được 12,5mm/con. Thời gian đầu, rải thức ăn lên ni lông, tải dứa hoặc cót lót bên dưới để thuận tiện cho vịt con.

Chia thức ăn thành nhiều bữa nhưng nên rải thức ăn với liều lượng vừa phải để chúng ăn hết, tránh lãng phí. Nếu vịt ăn không hết thì nên dọn dẹp tránh để thức ăn thừa bốc mùi hôi mốc. 

– Kiểm tra đàn vịt:

Cần kiểm tra thường xuyên đàn vịt, tránh để gió lùa. mưa tạt.

Kiểm tra và theo dõi những biểu hiện trong thời gian chiếu sáng cung cấp nhiệt độ.

  • Nếu thấy vịt con chụp lại dưới bóng đèn thì chuồng nuôi đang quá lạnh.
  • Nếu thấy cả đàn lùi về phía góc chuồng thì đang bị gió lùa.+ Nếu thấy chúng tản ra xa bóng đèn, há mỏ, dơ cánh lên thì đang quá nóng.
  • Con vịt đi lại, ăn uống bình thường trong chuồng là nhiệt độ ở mức bình thường.

Kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe của vịt con. Loại bỏ những con ốm yếu, bệnh ra khỏi chuồng.Cách nuôi vịt con: Tiêm vắc xin cho vịt con

Tiêm vắc xin cho vịt con

Thực hiện đúng lịch phòng bệnh và tiêm phòng bệnh cho đàn vịt, đặc biệt là thời điểm đang có dịch hoành hành trong khu vực, địa phương.

Ngày tuổiCác loại thuốc tiêm và vacxin phòng bệnh
1 – 3Bổ sung vitamin B1, B – complexDùng thuốc kháng sinh Ampi – coli, Streptomicin
15 – 18Tiêm vacxin dịch tả vịt lần 1
28 – 46Sử dụng thuốc kháng sinh, Sulphamide và bổ sung thêm vitamin để phòng bệnh E Coli, tụ huyết trùng, phó thường hàn.Tiêm vacxin tụ huyết trùng cho vịt con.
56 – 60Tiêm vacxin dịch tả vịt lần 2

Cách tiêm vacxin cho vịt là tiêm ở vị trí bắp, cơ lườn hoặc đùi. Cũng có thể tiêm dưới da. Khi tiêm thì dùng kim tiêm ngắn, beo phần da dưới cổ, tiêm ở vị trí ⅓ từ đầu xuống hoặc vào da màng cánh.

Cách nuôi vịt con làm thú cưng

Trứng vịt sau 28 ngày ấp trứng sẽ nở, vịt con mới nở thường cho nhịn ăn, có thể sau 24 giờ mới cho ăn (nếu vịt chưa khô lông có thể cho nhịn lâu hơn). Sở dĩ như vậy vì sau khi nở ra trong bụng vịt con còn chứa một khối lượng lòng đỏ có tác dụng tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng cho vịt nếu cho vịt ăn ngay thì khối lượng lòng đỏ này không tiêu được dễ làm cho vịt chết trong tuần đầu.

– Cách chọn vịt con mới nở

Vịt con cần được chọn loại bỏ những con yếu, không đủ tiêu chuẩn (khèo chân, hở rốn, nặng bụng và có dị tật..). Sau đó vịt được chia lô, nếu số lượng đông thì chia làm nhiều quây, mỗi quây chỉ nên để 100, 150, 200 con tối đa 250 con. 

Không nên để quá ít sẽ lãng phí lao động, nhưng không nên để quá nhiều vì chúng dễ chen lấn xô đẩy nhau ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng , tỷ lệ còi cọc và chết sẽ lên cao.

– Chuồng nuôi vịt con

Chuồng nuôi vịt con cần phải đảm bảo đủ ấm, thoáng, đủ ánh sáng, không ẩm ướt và có mật độ nuôi thích hợp. Nhiệt độ thích hợp là tùy theo lứa tuổi của vịt con; cụ thể từ 1 -10 ngày nhiệt độ trong quây (hoặc chuồng vịt) là 25 – 30°C, còn từ 25 ngày : 25 – 20°c, độ ẩm thích hợp ở giai đoạn từ 1 – 25 là 65%, nếu độ ẩm quá cao sẽ làm cho vịt dễ bị bệnh về tiêu hóa và hô hấp (như hen suyễn, nặng bụng…).

Ánh sáng cũng rất cần thiết, không nên nuôi vịt ở chỗ thiếu ánh sáng chúng dễ bị dột chân, nhưng cũng cần tránh ánh sáng mặt trời chiếu tiếp tục vào nơi nhốt vịt, chúng dễ bị cảm nóng và tụ máu não, chết hàng loạt.

Mật độ nuôi vịt con ở các quây và các ô chuồng phải đảm bảo thích hợp tùy theo giống vịt và lứa tuổi.

  • Đối với vịt từ 1 – 10 ngày tuổi thuộc giống Bắc Kinh, Anh Đào, vịt Bầu và vịt Hà Lan mật độ 15 – 20 con/m2 điện tích nuôi là vừa.
  • Vịt cỏ (tàu): 20 – 25 con/m2. Từ 11 – 20 ngày tuổi đối với vịt Anh Đào, Bắc Kinh, vịt Hà Lan và vịt bầu nên nhốt 12-14 con/m2, vịt cỏ 15 – 18 con/m2.
  • Từ 21 – 30 ngày tuổi đối với vịt Anh Đào, Bắc Kinh, Hà Lan và vịt bầu nên nhốt 10 con/m2, vịt cỏ 12 – 14 con/m2.
Vịt con

Hướng dẫn cách nuôi vịt con làm thú cưng

Ở dưới nền chuồng nuôi cần lót một lớp rơm sạch, ngày thứ hai sẽ thay lớp rơm mới, lớp độn lót phải khô ráo và sạch sẽ. 

– Thức ăn và nuôi dưỡng vịt 3 ngày đầu

Với phương thức nuôi chăn thả đồng, vịt sẽ tự tìm kiếm lấy thức ăn, do đó kỹ thuật gột vịt phải khác hơn so vứi vịt nuôi nhốt tập trung trong đó thức ăn được cung cấp hoàn toàn.

Khi thả vịt vào quây hay các ỏ chuồng nuôi cần huấn luyện cho chúng ăn uổng, thức ăn dùng trong thời kỳ gột vịt thường là cám, ngô mảnh, hạt cao lương, hạt mì nâu chín… số lượng thức ăn cung cấp cho 1 con trong thời gian gột vịt đối với vịt cỏ là 0,6 – 0,8 kg còn đối với vịt bầu, vịt Hà Lan, vịt Bắc Kinh là 0,8 – 1kg.

Thức ăn đạm, (mồi) như ốc, cua, tôm, tép, cá con, bọ nước, giun. Cho mỗi con vịt bảo đảm từ 0,2 – 0,3kg, thức ăn thô cho vịt ăn gồm các loại rau, bèo tấm, bí… Ngoài ra vịt con tự kiếm lấy thức ăn khi được chăn thả trên đồng ruộng. Cách nuôi dưỡng vịt con từ 1 – 25 ngày tuổi thường chia ra làm các thời kỳ sau.  Vịt con từ 1 – 3 ngày tuổi Người ta thường cho vịt ăn cơm, ngô mảnh, mì hạt nấu chín.

Những người chuyên nuôi vịt thường cho vịt con uống nước lá hành, với tỷ lệ cứ 1 phần lá hành cho vào 50 – 60 phần nước. Thức ăn tinh dùng cho vịt con ở giai đoạn này chủ yếu là gạo (với khẩu phần 3 – 4kg cho 100 con). Thức ăn nấu xong thì để nguội, đổ ra chậu cho nước vào rồi bớp tơi ra cho hết nhựa dính, để cho ráo nước rồi mới cho vịt ăn.

Khi cho vịt ăn thì trải cót, đặt nong (hoặc trải vải nilông) rồi đổ đều thức ăn cho vịt ăn không bị vãi. Không nên đổ cả thức ăn một lần cho một bữa mà rắc một ít, khi vịt ăn gần hết lại rắc tiếp để kích thícl cho chúng ăn được nhiều và không giẫm đập lên làm bết bẩn thức ăn.

Mỗi ngày nên cho vịt ăn 4 – 5 bữa, trong đó có 1 bữa vào lúc 21h30. Sau mỗi bữa ăn cần cho vịt uống nước sạch hoặc uống nước lá hành.Trong giai đoạn này người ta thường không cho vịt ăn thêm thức ăn đạm (mồi).

– Nuôi vịt còn từ 4-10 ngày tuổi

Vịt con từ 4-10 ngày tuổi Tập cho vịt ăn thêm rau xanh, bèo tấm, hoặc bí… trộn lẫn với cơm. Ngoài ra cho vịt ăn mồi (thức ăn đạm) nếu mồi là ốc thì phải luộc chín, nếu là cua thì giã nhỏ nấu với cơm nếu là cá, tôm, tép thì băm nhỏ cho vịt ăn.

Tập cho vịt ăn mổ: từ ít đến nhiều, tránh để vịt ăn quá nhiều một lúc có thế chúng bị bội thực. Thời gian này còn phải tập trung cho vịt xuống nước để tắm, những ngày đầu chỉ cho vịt xuống nước 5 -10 phút, sau tăng dần đến 30 phút và ngày thứ 10 trở đi có thể cho vịt xuống nước tự do.

Vịt đi bơi

Hướng dẫn cách nuôi vịt con làm thú cưng

– Nuôi vịt con từ ngày 11 đến ngày 16

Vịt con từ 11 -16 ngày tuổi Không cần phải nấu cơm, nẩu chín mì hạt hoặc mảnh ngô nữa mà chỉ cần ngâm thức ăn hạt cho mềm. Đến ngày thứ 15 trở đi cho vịt ăn thóc luộc (thóc bung), có thể trộn thêm cám và rau xanh vào cho chúng ăn. Thời gian này vịt rất phàm ăn, vì vậy không nên cho chúng ăn quá nhiều một lúc; số bữa ăn sẽ giảm dần đến khi mỗi ngày chỉ cần cho ăn hai bữa kết hợp với chăn thả ngoài đồng (để vịt tự kiếm thêm thức ăn).

Tăng cường cho vịt ăn nhiều thức ăn đạm. Vịt con từ 17 ngày trở đi Thời gian này vẫn cho vịt ăn thóc bung và cho thêm lẫn thóc không bung vào. Đến ngày thứ 20 trở đi không cần phải luộc thóc nữa vì chúng đã quen thóc rồi (gọi là vịt đã “thuộc thóc”).

Vệ sinh phòng bệnh

Các yếu tố tác động đến tình trạng sức khỏe và khả năng mắc bệnh của đàn vịt con:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột
  • Thời gian vận chuyển quá lâu
  • Do mật độ nuôi nhốt chật chội
  • Dinh dưỡng trong thức ăn chưa đảm bảo
  • Nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm, bẩn
  • Chuồng trại ẩm ướt cũng tạo điều kiện cho ký sinh trùng, các loại nấm độc tấn công, gây bệnh khiến cho sức đề kháng của vịt con yếu dần đi, suy dinh dưỡng, mắc bệnh.

Chính vì vậy, công tác vệ sinh phòng bệnh cần được tiến hành thường xuyên đảm bảo môi trường sống an toàn nhất cho đàn vịt con.

  • Cần đảm bảo chuồng nuôi luôn thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
  • Có khu vực xử lý phân và chất thải.
  • Nên thu gom, thay chất độn chuồng thường xuyên nếu bị ướt để nền luôn khô thoáng tránh mắc bệnh.
  • Hạn chế vật lạ và người lạ ra vào khu vực chuồng nuôi.
  • Phát quang khu vực xung quanh, tránh để mầm bệnh, ký sinh trùng trú ngụ.Vào mùa nồm ẩm, bà con cần đặc biệt quan tâm xử lý các loại côn trùng, ruồi muỗi trong lồng nuôi, tránh để chúng mang bệnh truyền nhiễm cho vịt con.
  • Ngoài ra, mỗi ngày cần vệ sinh sạch sẽ máng ăn máng uống, sát trùng dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc hoặc đem phơi nắng.
  • Sau mỗi lần nuôi úm vịt con, người nuôi cần thu gom hết chất độn , phân vịt, quét dọn, cọ rửa, sát trùng bằng thuốc, để chuồng trống từ 7 – 15 ngày mới nên nuôi lứa mới.

Cách nuôi vịt con làm thú cưng đúng kỹ thuật ở trên đây sẽ giúp bà con úm vịt nhan lớn, tỉ lệ sống sót đến 95%. Với cách nuôi vịt con làm thú cưng ở trên, chúc các bạn có những đàn vịt khỏe mạnh!